Thần Lương Hằng Ngày

PVLC Tuần 4 Thường Niên Năm B

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Cùng với Mẹ Giáo Hội và Nhiệm Thế Giáo Hội, chúng ta tiếp tục cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô trong Tuần V Thường Niên Năm B hậu Giáng Sinh,

một Mầu Nhiệm về "Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lý" (Gioan 1:14), ở chỗ: "Tin Mừng biếu không" - Tình cho không...

Thật vậy, "Tin Mừng biếu không" chính là lời tuyên bố của Thánh Phaolô trong Bài Đọc 2 của PVLC Chúa Nhật V Thường Niên Năm B hậu Giáng Sinh.

Suy cho cùng thì "Tin Mừng biếu không" đây phải chăng chính là và chỉ là tình cho không..., 

một cảm nghiệm tuyệt vời chất ngất xin được mạo muội chia sẻ ở đường link trực tuyến livestream này https://youtube.com/live/gja7aO5VTt0

Với ý thức về "Tin Mừng biếu không" là tình cho không ấy, chúng ta cùng nhau cử hành toàn bộ PVLC của Tuần V Thường Niên ở những đường links sau đây:

bé tĩnh

Tuần 5

(Xin bấm vào hàng chữ Tuần 5 trên đây để đọc PVLC hàng ngày kèm theo bài chia sẻ và hạnh các thánh trong tuần)

https://youtu.be/xp27WKjYxa4 (youtube từ mp3:) TN.CNV-A.mp3 / 

https://youtube.com/live/gja7aO5VTt0 (youtube trực tuyến livestream)

DTCPhanxico-HuanTuTruyenTinMV.CNV-B.mp3 / 

https://youtu.be/GquoNLRGv_k

TN.V-2.mp3

ThanhAgathaDongTrinhTuDao.mp3 / 

https://youtu.be/tIomI_yLLJo (5/2)

TN.V-3.mp3

ThanhPhaoloMiki-CacBanTuDao.mp3 / 

https://youtu.be/L4KH8wjptiw (6/2 - Thứ Ba)

TN.V-4.mp3

Thu.5.V-TN.mp3

ThanhGieronimoGiuliano-ThanhJosephineBakhita.mp3 / 

https://youtu.be/Nx04dIZ4dfA (8/2 - Thứ Năm)

Thu.6.V-TN.mp3

Thu.7.V-TN.mp3

ThanhScolastica.mp3 / 

https://youtu.be/Fmd-n3MevBM (10/2 - Thứ Bảy)


ĐỨC KITÔ - KHU TRỪ MA QUỈ

Chủ đề "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý" (Gioan 1:14) cho Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh vẫn tiếp tục một cách hết sức xác đáng trong phần Phụng Vụ Lời Chúa cho Chúa Nhật Thứ V Năm B Thường Niên tuần này. Ở chỗ, Người Con "đầy ân sủng" này "chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau, xua trừ nhiều quỷ", và ở chỗ Người Con "đầy chân lý" này "đi rao giảng trong các hội đường, trong khắp xứ Galilêa và xua trừ ma quỷ".

Thật vậy, loài người, sau nguyên tội lại càng trở thành đáng thương hơn bao giờ hết và hơn ai hết, đến độ Thiên Chúa đã phải đích thân hóa thành nhục thể nơi Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô để nên giống con người mọi bề ngoại trừ tội lỗi, nhờ đó, qua Con của Ngài, bằng nhân tính của Con Ngài như dấu chỉ hiện diện, như phương tiện cứu độ và như bí tích thông ban, Ngài có thể chữa lành cho họ về phần xác, khu trừ ma quỉ cho họ về phần tâm linh và tha thứ tội lỗi cho họ về phần lương tri.

Bởi nguyên tội, bản tính của loài người đã bị băng hoại, và hoàn toàn bị mất đi mối hiệp thông thần linh với Thiên Chúa cùng mối liên hiệp với thiên nhiên tạo vật, khiến cuộc sống của con người được sinh ra trên trần gian này chẳng khác gì như là một "bể khổ" (theo cảm quan của Phật giáo), hay như là một cuộc lưu đầy ở trong thung lũng châu lệ (theo cảm nhận của Kitô giáo trong Kinh Salve Regina Lạy Nữ Vương), một cảm nhận đầy tính chất bi quan như được Ông Gióp bày tỏ trong Bài Đọc I hôm nay:

"Khổ dịch là đời sống của con người trên trái đất, ngày của họ giống như ngày của người làm công. Cũng như người nô lệ khát khao bóng mát, như người làm công ước mong lãnh tiền công thế nào, thì tôi cũng có những tháng nhàn rỗi, có những đêm người ta bắt tôi làm việc cực nhọc. Nếu tôi đi ngủ, thì tôi lại nói: 'Chừng nào tôi mới thức dậy, và chừng nào là đến chiều? Tôi phải buồn sầu mãi cho đến tối'. Ngày của tôi qua nhanh hơn chiếc thoi đưa, nó tàn lụn đi mà không mang lại tia hy vọng nào. Hãy nhớ rằng đời sống tôi chỉ là một hơi thở! Mắt tôi sẽ không nhìn thấy hạnh phúc".

Tuy nhiên, chính vì cuộc đời bất hạnh của mình trên trần gian này mà con người, theo lý thuyết, mới không bị hay khó bị trói buộc vào những gì là tạm bợ mau qua trên trần gian này, trái lại, có thể nhờ đó mà họ tìm kiếm những gì là hạnh phúc nhất, chân thật nhất và thiện hảo nhất, tìm kiếm một sự sống viên mãn vô cùng bất tận, bằng một lòng tin tưởng vào Đấng Tối Cao, hơn là tin vào mình, tin vào khả năng tự độ ảo tưởng của mình, một Đấng Tối Cao toàn năng có thể giải cứu họ, nhất là vào những lúc họ cảm thấy đau thương đến độ "giập nát tâm can", như tâm tình của họ được chất chứa trong Bài Đáp Ca hôm nay:

1) Hãy ngợi khen Chúa, vì Người hảo tâm; hãy ca mừng Thiên Chúa chúng ta, vì Người êm ái, thực Người rất đáng ngợi khen. Chúa xây dựng lại Giêrusalem, tập họp con cái Israel phân tán.

2) Chính Người chữa những kẻ giập nát tâm can, và băng bó vết thương của lòng họ. Người ấn định con số các ngôi sao, và gọi đích danh từng ngôi một.

3) Chúa chúng ta cao cả và mãnh liệt quyền năng, sự khôn ngoan của Người thực là vô lượng. Chúa nâng cao những kẻ khiêm cung, Người đè bẹp đứa ác nhân xuống tận đất.

Đúng thế, con người không thể nào tự cứu được mình cho khỏi hậu quả của nguyên tội là đau khổ và chết chóc về thể lý, cùng với những băng hoại về tâm linh, bao gồm tình trạng mù quáng nơi trí khôn và yếu nhược nơi ý chí, đến độ cuộc chiến nội tâm của họ giữa lành và dữ, nếu họ còn lương tâm, đã khiến họ phải cùng với Thánh Phaolô than lên rằng: "Bởi đó tôi khám phá ra cái luật là khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy xuất hiện ngay sự ác. Con người nội tâm của tôi vui thích luật của Thiên Chúa; nhưng các chi thể của tôi lại hướng về một thứ luật khác chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong thứ luật tội lỗi vẫn tiềm tàng trong các chi thể của tôi. Tôi thật là một con người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi cái thân xác chết chóc này đây? Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta!" (Roma 7:21-25).

Phải, chính "Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta", "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý" mới có thể cứu loài người đã vướng mắc nguyên tội chúng ta mà thôi, thành phần đã từ thân phận làm con cái Thiên Chúa ngay từ ban đầu tự nguyện trở thành nô lệ của Satan và đồng bọn ngụy thần của hắn, những tác nhân "gieo rắc sự chết ngay từ ban đầu" (Gioan 8:44), cho đến khi Chúa Giêsu Kitô xuất hiện để phá hủy vương quốc của ma quỉ và thiết lập vương quốc của Thiên Chúa: "Ai phạm tội, thì là người của ma quỷ, vì ma quỷ phạm tội từ lúc khởi đầu. Sỡ dĩ Con Thiên Chúa xuất hiện, là để phá hủy công việc của ma quỷ" (1Gioan 3:8).

Đó là lý do, trong Bài Phúc Âm hôm nay, ở cả hai câu chính yếu nhất về việc làm và lời nói của Chúa Giêsu, Thánh ký Marco đều nhắc đến cùng một sự kiện then chốt bất khả thiếu, và đều liên quan đến ma quỉ (được người viết gạch dưới để chứng thực): "Chiều đến, lúc mặt trời đã lặn... Người chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau, xua trừ nhiều quỷ, và không cho chúng nói, vì chúng biết Người."... "Chúng ta hãy đi đến những làng, những thành lân cận, để Ta cũng rao giảng ở đó nữa. Và Người đi rao giảng trong các hội đường, trong khắp xứ Galilêa và xua trừ ma quỷ".

Nếu Chúa Kitô chỉ chữa lành bệnh tật mà không khu trừ ma quỉ thì Người giống như vị thày thuốc chỉ chữa triệu chứng mà không chữa cho tận tuyệt gốc chứng bệnh vậy. Nếu việc chữa lành bệnh nạn tật nguyền của con người là chữa lành hậu quả của nguyên tội nơi con người, thì việc trừ quỉ cho con người là việc giải thoát con người khỏi thân phận làm nô lệ ma quỉ, là việc chiếm lại thành phần nạn nhân con tin nhân loại đã và đang bị lọt vào tay bọn cướp ma quỉ. Nếu hiện tượng quỉ ám liên quan tình trạng con người nạn nhân nào đó bị ma quỉ chi phối điều khiển bao gồm cả thân xác của họ, thì hiện tượng quỉ ám này cũng có thể áp dụng cho bất kỳ trường hợp nào con người chiều theo chước cám dỗ của ma quỉ. Thật ra, nói chung, ở một nghĩa nào đó, con người ai cũng bị quỉ ám, bởi bất kỳ ai trong họ cũng đều có sẵn nội công của thần dữ, có nọc độc của rắn quỉ, đó là các thứ đam mê nhục dục cùng tính mê nết xấu, những độc chất gian dối chết chóc do ma quỉ tiêm nhiễm vào trần gian ngay từ ban đầu qua hai nguyên tổ nói chung và qua nữ nguyên tổ Evà nói riêng.

Một hoa trái tuyệt vời cho thấy cuộc vượt qua từ sự chết gây ra bởi ma quỉ mà vào sự sống được thông ban từ Chúa Kitô, "Người Con duy nhất đến từ Cha.. đầy ân sủng và chân lý", đó là chàng thanh niên Saulê, một tín đồ nhiệt thành (đến cuồng tín) với Do Thái giáo một cách chân tình, nhưng lại hoàn toàn nhầm lạc, cho tới khi chàng bị quật ngã trong lúc hung hăng đi bách hại Kitô hữu tiên khởi, bởi một ánh sáng từ trời (xem Tông Vụ 9:3-4). Sau khi được giải phóng, chàng đã trở thành một Đại Tông Đồ Dân Ngoại, cho đến độ ngài không thể không rao giảng Tin Mừng ngài đã lãnh nhận và dám hy sinh tất cả cho phần rỗi của anh em mình, như chính ngài đã tự thú trong Thư Thứ Nhất gửi Giáo đoàn Corintô trong Bài Đọc II hôm nay: 

"Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng.... Khi rao giảng Tin Mừng, tôi đem Tin Mừng biếu không, tôi không dùng quyền mà Tin Mừng dành cho tôi. Mặc dầu tôi được tự do đối với tất cả mọi người, tôi đã đành làm nô lệ cho mọi người, hầu thu hút được nhiều người hơn. Tôi đã ăn ở như người yếu đau đối với những kẻ yếu đau, để thu hút người yếu đau. Tôi đã nên mọi sự đối với tất cả mọi người, để làm cho mọi người được cứu rỗi. Tất cả những việc đó, tôi làm vì Tin Mừng để được thông phần vào lợi ích của Tin Mừng".